Ngộ nhận Thống_chế_Điều_bát

Mộ Nguyễn Văn Tồn (bên phải ảnh) và vợ

Trong sách Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long do Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ tổ chức sưu tầm và biên soạn, ở truyện Sự tích đền ông Duôn có đoạn:

"ông Duôn (tức Thống Chế Điều Bát) là người "vốn chịu ơn sâu Tả quân Lê Văn Duyệt, nên khi vua Minh Mạng nhỏ nhen lấy thù cũ đối xử tệ bạc với vị công thần này thì ông Duôn vô cùng tức giận. Ông tìm đến Lê Văn Khôi xin đứng dưới cờ, nổi lên đánh tan tác quan quân nhà Nguyễn...Khi thành Gia Định bị vỡ, Minh Mạng bắt hơn ba ngàn người chém đầu. Ông Duôn thoát ra được và về quê hương ở Trà Ôn ẩn náu. Bọn quan lại địa phương biết ông là tử tội đang bị truy nã nhưng sợ oai ông nên nhắm mắt làm ngơ"...[8]

Ở đây, dân gian nhớ chuyện của con (Nguyễn Văn Vỵ) lẫn lộn qua chuyện của cha. Bởi khi Lê Văn Khôi làm binh biến năm 1832, thì ông Duôn đã mất lâu rồi (1820). Đáng tiếc là sách biên khảo trên đã tái bản đến lần thứ hai, mà vẫn không có lời giải thích hay chú thích nào.